Tìm hiểu về thiết kế bộ nhận diện thương hiệu
Bộ nhận diện thương hiệu là một tập hợp các yếu tố trực quan biểu thị ý tưởng của doanh nghiệp dưới dạng hình ảnh và ngôn ngữ. Quy trình thiết kế này góp phần lớn trong việc giúp doanh nghiệp nhận được sự tin tưởng của khách hàng. Từ đó, thương hiệu có thể để lại dấu ấn riêng khiến người dùng ghi nhớ lâu hơn, cũng như dễ dàng phân biệt với những đối thủ cạnh tranh khác.
Một thiết kế nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp thường bao gồm những hoạt động như nghiên cứu và phân tích thị trường, phát triển các thuộc tính liên quan đến nhận diện thương hiệu, kiểm tra và đánh giá hiệu quả, xây dựng và phát hành bộ hướng dẫn sử dụng,…
Các hạng mục trong bộ nhận diện thương hiệu cần được thiết kế sao cho phù hợp với giá trị, tôn chỉ và mục tiêu của doanh nghiệp. Khi được triển khai một cách chuẩn chình, thì nó có thể giúp thương hiệu tạo nên sự khác biệt mạnh mẽ và gắn kết bền chặt với khách hàng hơn.
Quy trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu chuyên nghiệp tại HDI
Ngày nay, sự cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải nổi bật giữa hàng loạt thương hiệu. Để đạt được điều này, doanh nghiệp cần tạo nên sự độc đáo và khả năng nhận diện thương hiệu cao. Theo nghiên cứu từ DHI, 59% khách hàng thường lựa chọn sản phẩm mới từ những thương hiệu quen thuộc với họ, và 21% sẵn sàng mua sản phẩm của những thương hiệu mà họ yêu thích.
Bước 1: Xác định mục tiêu và tính cách thương hiệu
Một nhà thiết kế không thể tự đặt ra mục tiêu hoặc tính cách cho thương hiệu – đây là những yếu tố nền tảng quan trọng mà doanh nghiệp cần xác định trước. Để đạt được hiệu quả như mong đợi, doanh nghiệp cần hiểu rõ giá trị mà mình mang lại ngay từ ban đầu. Khi có sự chỉ dẫn chính xác từ doanh nghiệp, nhà thiết kế mới có thể tạo ra logo phản ánh đúng những gì thương hiệu muốn thể hiện.
Trước khi tiến hành phần thiết kế hình ảnh, nhà thiết kế cần nắm rõ các đặc tính mà doanh nghiệp hoặc sản phẩm muốn thể hiện. Thiếu đi nền tảng này, thiết kế logo sẽ chỉ là một bản sao chép thiếu cảm xúc và không tạo ra sự khác biệt thực sự.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp mong muốn có một hình ảnh “đẹp mắt” mà thiếu sự chuẩn bị kỹ lưỡng về mục tiêu thương hiệu. Đây là sai lầm phổ biến và cần tránh. Vì vậy, nhà thiết kế cần phát triển thói quen tìm hiểu sâu về thương hiệu trước khi bắt đầu.
Bước 2: Nghiên cứu thị trường và khách hàng
Sau khi xác định rõ mục tiêu và tính cách thương hiệu, nhà thiết kế sẽ bước vào giai đoạn nghiên cứu thị trường. Điều này giúp họ hiểu được những yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của thương hiệu trong cả hiện tại và tương lai. Nghiên cứu thị trường sẽ cung cấp những thông tin quan trọng về đối thủ cạnh tranh, từ đó giúp tạo ra một logo độc đáo, nổi bật hơn.
Ngoài ra, việc nghiên cứu khách hàng giúp nhà thiết kế khám phá ra các insight quan trọng và chuyển hóa chúng thành thông điệp hình ảnh cụ thể. Điều này giúp tạo ra ấn tượng tích cực và thu hút sự tin tưởng từ khách hàng mục tiêu.
Bước 3: Thiết kế logo
Nhiều người lầm tưởng rằng logo là toàn bộ thương hiệu, nhưng thực tế logo chỉ là một phần trong quá trình xây dựng thương hiệu tổng thể. Tuy nhiên, việc đánh giá thấp vai trò của logo cũng là một sai lầm. Logo là biểu tượng hình ảnh quan trọng nhất, đóng vai trò là nền tảng của một chiến lược marketing hiệu quả.
Một quy trình thiết kế logo chuyên nghiệp bao gồm các bước sau:
- Đặt ra các yêu cầu thiết kế.
- Nghiên cứu khách hàng và thị trường.
- Khám phá ý tưởng sáng tạo.
- Lựa chọn và tinh chỉnh các ý tưởng.
- Lựa chọn màu sắc phù hợp.
- Thử nghiệm logo trên nhiều kích thước và chất liệu.
- Xây dựng quy chuẩn sử dụng logo (guideline).
Sau khi thu thập đủ thông tin, nhà thiết kế tiến hành sáng tạo và thử nghiệm logo trên nhiều nền tảng khác nhau, đảm bảo logo hoạt động tốt trên cả digital lẫn in ấn.
Bước 4: Xây dựng ngôn ngữ hình ảnh cho thương hiệu
Logo không phải là yếu tố hình ảnh duy nhất đại diện cho thương hiệu. Các yếu tố bổ sung như bảng màu và kiểu chữ (typography) cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng sự nhận diện. Hệ thống màu sắc và kiểu chữ cần được áp dụng thống nhất trên tất cả các điểm chạm của thương hiệu từ online đến offline, giúp tăng khả năng nhận diện và ghi nhớ trong tâm trí khách hàng.
Bước 5: Thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu
Khi logo, bảng màu, kiểu chữ và các yếu tố hình ảnh khác đã được hoàn tất, bước tiếp theo là triển khai chúng trên các ấn phẩm nhận diện thương hiệu cụ thể như:
- Danh thiếp.
- Giấy tiêu đề, mẫu báo giá.
- Biển bảng, banner, poster.
- Đồng phục nhân viên.
- Bộ tài liệu bán hàng (catalogue, brochure).
Bước 6: Xây dựng quy chuẩn sử dụng thương hiệu (guideline)
Bước cuối cùng trong quá trình thiết kế bộ nhận diện thương hiệu là xây dựng guideline – tài liệu hướng dẫn sử dụng các yếu tố thiết kế một cách chuẩn mực. Guideline giúp doanh nghiệp sử dụng đúng các yếu tố hình ảnh trên mọi phương tiện, đảm bảo sự đồng bộ và nhất quán.
DỊCH VỤ IN ẤN HDI
-
Hotline: 02462532340 – 0904089980
-
Email: hdiagency.vn@gmail.com
-
Website: https://hdiagency.vn/